Tiêu điểm

Bài viết sưu tầm

Truyền thông chỉ là một công cụ để truyền tải thông điệp của thương hiệu. Các công ty không thuê những nhân viên marketing và chiến lược thương hiệu chỉ để thực hiện công việc truyền thông – họ được thuê để tạo nên sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Thay vì làm người tiêu dùng ngập trong các thông điệp về quan điểm mà thương hiệu cố gắng tạo ra, hãy tưởng tượng cách một thương hiệu có thể làm để giúp khách hàng trải nghiệm được quan điểm đó.

Sự thay đổi tinh tế nhưng mạnh mẽ này giúp đưa hiệu quả truyền thông lên một tầm cao mới với khách hàng.  Thay vì tiếp thu một thông điệp (một cách lý thuyết), khách hàng bắt đầu tương tác với thương hiệu (một cách thực tiễn).

Customer-Behaviour

Hãy lấy thẻ tín dụng làm ví dụ: Phần lớn doanh thu của các công ty thẻ tín dụng đến từ việc sử dụng thẻ. Nhiều công ty thẻ có báo động tự động về tài khoản, thiết bị điều khiển, theo dõi, và các ứng dụng trên điện thoại thông minh – tất cả những công cụ này giúp khách hàng có cảm giác rằng họ kiểm soát tài chính của mình tốt hơn nhờ có một công cụ dễ sử dụng và thực tế để giúp họ tối đa hóa lợi ích. Hơn cả việc truyền tải những thông điệp, những người làm công tác truyền thông đã thiết kế nên một  chương trình đa chiều giúp khuyến khích sự tương tác liên tục giữa khách hàng với sản phẩm. Ai mà lại không muốn có được sự kiểm soát tài chính tốt hơn cơ chứ? Và công ty thẻ nào lại không muốn có được nhiều điểm giao dịch và thu được nhiều phí giao dịch hơn? Cả hai bên đều giành được lợi ích, và thông điệp chỉ là một phần nhỏ trong việc thiết kế chương trình truyền thông.

Một ví dụ khác là sự thay đổi đơn giản trong cách đưa ra lời mời về dịch vụ áp dụng nguyên tắc mặc định trong cách lựa chọn. Những lựa chọn mặc định có thể tạo ra cảm giác về quyền sở hữu trong tâm trí của người tiêu dùng, và đã được sử dụng thành công bởi các công ty điện thoại di động. Thay vì sử dụng thông điệp “đăng kí để có 500 phút”, họ đưa ra luôn một kết luận được mặc định là đúng: “ 500 phút của bạn đang chờ kìa. Bạn sẽ làm gì với chúng đây?”. Trong mệnh đề này, người tiêu dùng sẽ có cảm giác như những phút đó đang thực sự đợi họ.

Customer-Brand-Behaviour

Ngày nay một lượng lớn thông tin càng lúc càng đòi hỏi nhiều hơn quỹ thời gian khan hiếm của chúng ta. Đây không phải là phép ẩn dụ về việc hiểu được ngay cả những thông điệp quan trọng cũng bị thay thế nhanh chóng bởi những thông điệp quan trọng khác. Vậy làm thế nào để 1 thông điệp có thể được ghi nhớ? Các thương hiệu muốn khách hàng làm những việc như “thử, mua, đăng kí’, nhưng cũng muốn họ chia sẻ và truyền bá về những trải nghiệm đặc biệt với thương hiệu. Khi khách hàng làm như vậy, họ không chỉ là khách hàng nữa mà còn là phương tiện truyền thông con người.

Nguồn: BrandingStrategyInsider


Thảo luận

BrandDance toàn quyền biên tập, xóa hoặc đăng lại nội dung bình luận.
Độ dài tối đa của bình luận là 500 từ.