Tiêu điểm

Các Bài viết khác về Xây dựng Thương hiệu

Một trong những cái hay của phương Tây là họ biết khái quát hoá thực tiễn thành lý luận, thành quy luật. Từ đó viết thành những đúc kết, khái quát thành những quy luật hữu ích có giá trị thực tiễn cao.
Các quy luật đúc kết này được xem là những benchmark – những chuẩn đánh giá.
Người làm bài bản & quen tư duy thực tế hay hỏi câu hỏi này: cái đó theo chuẩn nào?

những yếu tố cần và đủ khi xây dựng thương hiệu

Không có chuẩn là nguyên nhân của những hệ luỵ sau.

Không thể hệ thống hoá những cái đã làm đúng
Có nhiều chủ doanh nghiệp chẳng có biết thương hiệu là gì, họ làm đúng bài nhiều thứ hoàn toàn theo bản năng mách bảo. Nhưng họ không biết cái đang làm đúng đó có thật đúng bài nào không, có nên nhân rộng lên hay không và làm thế nào để văn bản hoá nó cho toàn tổ chức thực thi nhất quán. Bài bản, nhiều khi không hẳn là những phát hiện mới. Bài bản theo chuẩn còn có cả nhiệm vụ hệ thống hoá những cái cũ đã đúng để có cơ sở tuân thủ khi thực thi và đánh giá kết quả.

Thiếu nhất quán
Va chạm thực tế nhiều, kinh nghiệm thức tế nhiều. Nhưng vẫn thiếu nhất quán, nhất là trong một tổ chức quy mô rộng về nhân sự và đa dạng thị trường. Nguyên nhân đến từ không đúc kết thành chuẩn, thành các KPIs để làm theo. Nhớ thì áp dụng, không nhớ sẽ bỏ qua. Khi thảo luận một ý tưởng sáng tạo cho chiến dịch truyền thông, nếu không có chuẩn giá trị chiến lược dẫn dắt, nhiều khi sự sáng tạo có thể rất hay, nhưng không phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Tình trạng này nếu lặp lại nhiều lần, một chân dung thương hiệu thiếu nhất quán là điều khó tránh khỏi.

Tranh cãi không có hồi kết
Khi thiếu chuẩn chung, các buổi tranh luận đa chiều sẽ không thể đi đến kết luận cuối cùng. Mỗi người đều cho rằng họ đúng nhất vì họ dựa vào chuẩn của cá nhân họ. Kết quả là tranh luận sôi nổi, nhiều ý kiến đóng góp nhưng năng suất thấp. Và quan trọng là không thể có kết quả cuối cùng để triển khai bước thiếp theo. Thậm chí có người lập luận cùn theo kiểu là cứ làm đi chẳng cần chuẩn theo lý thuyết nào cả. Những vấn đề mới, ý tưởng mới thì đúng là như vậy. Người mở đường tự tạo chuẩn cho mình. Nhưng với những công việc thiên hạ đã làm từ lâu, đúc kết từ lâu thì nói cứ làm chẳng cần chuẩn nào là nói ẩu. Nói vậy một là để che dấu kiến thức hạn chế, hai là vì động cơ bảo vệ ý kiến cá nhân. Bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào cũng có những những phương pháp luận, những quy luật đúc kết từ đau thương của thực tiễn.

Làm theo chuẩn nào?
Càng biết càng không dám nói ẩu. Người thông minh không làm hùng hục, họ làm khôn ngoan và hiệu quả. Và theo chuẩn đã được thừa nhận.

BrandSon


Thảo luận

BrandDance toàn quyền biên tập, xóa hoặc đăng lại nội dung bình luận.
Độ dài tối đa của bình luận là 500 từ.